Ông Tôi 22 Tuổi

Chương 112

Dịch: Hân Di

Trên đường về, Tống Kim vừa đi vừa đếm tiền, Đường Tam Bàn nói:

- Nghe giọng của Đới Trường Thanh thì thằng nhóc Nhan Cửu này chắc sẽ tiếp tục đi ăn trộm thôi.

- Vậy cứ cho nó trộm. Tốt nhất là ngày nào cũng tới trộm cá nhà ta. Thế thì ngày nào ta cũng có tiền đút túi.

- Ông Kim, chắc ông thích tiền lắm.

- Tất nhiên. Tiền không tốt à?

- Ông thích tiền hơn bất kỳ ai, kể cả người thân, bạn bè Bạch-Ngọc-Sách đúng không?

Tống Kim hơi ngập ngừng, nói:

- Sao tôi có cảm giác ông muốn dạy dỗ tôi thế nhỉ? Nhưng tôi không nghe đâu. Không có tiền không làm được gì cả, thực tế là thế, Tam Bàn.

Đường Tam Bàn gật đầu:

- Tôi cũng sống bảy mươi hai năm rồi. Tôi hiểu đạo lý này. Nhưng trên đời có những thứ còn quan trọng hơn tiền, ví dụ người thân. Con trai ông Đại Tiến đã đi tìm ông ấy rồi. Nhưng người thân của ông còn chưa có động tĩnh gì. Ngoài nguyên nhân ở con cái, ông Kim, ông có nghĩ tới chính mình cũng là một phần nguyên nhân không?

Lời này chọc thẳng vào chỗ đau của Tống Kim. Quả thật Tống Kim chẳng ưa gì tính cách đà điểu trốn trốn tránh tránh của lão già tốt bụng Đường Tam Bàn. Ông không nhịn được, giễu cợt:

- Ông đang muốn lấy hành động thực tế để cho tôi thấy không có tiền thì không có người thân à?

Đường Tam Bàn vốn chỉ một thân một mình bỗng ngơ ra. Lời Tống Kim như con dao nhọn nhưng ông cũng không để bụng. Một lát sau ông nói:

- Năm mươi năm trước tôi là một thằng nhóc nghèo. Nhưng nếu tôi có thể dũng cảm hơn một chút để tỏ tình với cô gái mà tôi thích, thì bây giờ tôi cũng có thể có con cháy đầy đàn. Tôi làm cha, làm ông nhất định sẽ tốt hơn ông.

Tống Kim nhấc chân sút vào mông ông ta một cái, nói:

- Lại còn nhất định. Ông lấy đâu ra tự tin thế hả?

Đường Tam Bàn xoa xoa cái mông, nói:

- Tôi nhất định làm cha tốt hơn các ông đấy!

Nói xong, ông có dự cảm sắp bị ăn đòn nên co cẳng chạy. Tống Kim vừa đuổi theo vừa mắng:

- Tôi làm cha cũng rất tốt!

- Không tốt! Nhìn cách ông đối nhân xử thế và hành động, cử chỉ, tôi đã thừa biết ông không phải người cha tốt.

- Đường Tam Bàn!!! Lão già chết bầm này!!!

Truyen~duoc~dich~boi~Ba.ch~Ng.oc~Sa.ch~

...

Tống Kim cũng không định đuổi đánh Đường Tam Bàn thật. Ông tin rằng Đường Tam Bàn là người có chỉ số thông minh bình thường, nhưng lại là người tốt bụng, chân thành.

Những người ông dồn vào chỗ chết, ngoài đối thủ thì chỉ có tiểu nhân. Đối với những người tốt bụng như thế này, ông hoàn toàn chẳng có cách nào phát huy bản chất gian thương được.

Giống như với Đới Trường Thanh vừa này, ông hẳn nên lừa lấy ba ngàn chứ không phải ba trăm mới phải.

Tống Kim thật hối hận.

Hà Đại Tiến đang ngồi suy nghĩ cách đan dụng cụ mới, thấy ông thở vắn than dài, bèn hỏi:

- Từ lúc về đến giờ, ông cứ than thở cái gì chứ?

- Tam Bàn kích thích tôi. – Tống Kim nói: - Ông ta bảo tôi không phải người cha tốt, con tôi không báo án cũng có phần do tôi.

Hà Đại Tiến ngừng một chút rồi nói:

- Tam Bàn nói đúng đấy.

Tống Kim lúc này mới nói:

- Ha! Còn ông thì sao hả Hà Đại Tiến. Tam Bàn không chỉ nói tôi, mà còn nói cả ông nữa đấy.

- Tôi biết, con trai tôi không báo cảnh sát, tôi cũng có phần sai.

Hà Đại Tiến trầm ngâm hồi lâu mới nói:

- Người ta bảo cái gì ấy nhỉ. Chiều con là giết con, sửa lại một chút chiều con là giết cha. Tôi quá cưng chiều nó rồi, cái gì cũng nghe theo nó. Nó cần giúp sức thì ra sức, nó cần tiền thì cho tiền. Xây nhà cho nó, cưới vợ cho nó, nuôi con giúp nó. Con trai út hận tôi, con gái cũng hận tôi. Tôi đều hiểu, tôi không trách chúng nó.

Tống Kim ngửi thấy mùi kịch hay, bèn dịch cái ghế băng lại gần, hóng hớt:

- Con trai út của ông đâu? Còn con gái nữa?

Hà Đại Tiến đang định nói, bỗng phát hiện bản mặt hóng hớt kịch hay của Tống Kim, căn bản chẳng có chút lòng đồng cảm nào. Ông vỗ đầu, nhổ nước bọt:

- Cút đi! Rác rưởi!

- Ha ha ha, lại còn mắng tôi là rác rưởi.

Tống Kim xì một tiếng. Nếu không phải cuộc sống quá nhàm chán thì ông cũng chẳng thèm nghe mấy chuyện nhà quê này.

- Hôm nay ông Kim toàn làm chuyện rác rưởi.

Đường Tam Bàn ôm đào mới rửa sạch sẽ về, chia cho mỗi người mấy quả rồi cùng ăn.

Đào chín rất ngon, vừa thơm vừa ngọt, cắn một miếng nước ngọt trào ra khắp miệng.

Tống Kim cười nhạt:

- Lát nữa tôi lấy tiền đi mua gạo và thịt, các ông có ăn không?

Đường Tam Bàn không chút do dự đáp:

- Có!

Tống Kim nhìn ông với ánh mắt khác xưa, giống như trong tiểu thuyết viết: Tiểu thư nhìn thấy con bò bị giết thì khóc lóc thương xót, nhưng chớp mắt khi thịt bò bít tết được dọn lên, lại ăn thật ngon miệng. Đường Tam Bàn giống y hệt cô tiểu thư kia. Ông nói:

- Thật đê tiện.

Đường Tam Bàn như có điều suy nghĩ, thở dài nói:

- Đê tiện thật.

Con người vì sống còn mà đê tiện như thế đấy.

Truyện được dịch bởi Xinh Đẹp Vô Song, Tài Năng Vô Hạn, Thủ Đoạn Vô Biên đích Hân Di ~Bạch~Ngọc~Sách~

- Đúng rồi, - Hà Đại Tiến chuyển chủ đề - Lúc các ông quần nhau với tên trộm, tôi đã kiểm tra cái lờ cá, được hai con cá và một con chạch.

Tống Kim và Đường Tam Bàn tỉnh táo lại ngay, đứng bật dậy nói:

- Tối nay ăn canh cá đi!

- Vậy hai người đi mổ cá đi, tay tôi đang bị thương không thể động vào cá tanh.

Tống Kim bèn đẩy Đường Tam Bàn một cái, nói:

- Đi đi.

- Tôi không mổ cá đâu, đến gà tôi cũng không biết mổ.

- Tôi cũng không. Trông tôi giống người sẽ tự tay mổ gà, mổ cá à?

Hà Đại Tiến nhìn hai người họ, không buồn xía vào. Ông còn đang muốn cái tay nhanh nhanh khỏi để lén đi chăm sóc vườn cây ăn quả của mình. Ông không muốn chỉ vì một bát canh cá khiến vết thương nặng thêm đâu. Ông thong thả nói:

- Còn chần chừ nữa thì cá sẽ ngửa bụng lên trời hết. Cá chết rồi nấu canh không còn tươi ngon nữa.

Câu này quả là tràn đầy ma lực đối với chuyên gia ăn hàng, Tống Kim vừa nháy mắt một cái, Đường Tam Bàn đã chạy mất dạng.

Hà Đại Tiến nói thêm:

- Tam Bàn mổ cá ở bên cạnh giếng. Ông ấy chỉ cần trượt tay một cái là cá sẽ nhảy xuống giếng ngay.

Tống Kim cảm thấy giả thiết này có tới 80% khả năng trở thành sự thật. Mặc dù ông hoàn toàn không muốn đi mổ cá nhưng cũng ba chân bốn cẳng chạy tới bên giếng

Thật đáng hận! Bị một lão già nhà quê nắm mũi dắt đi.

Hà Đại Tiến cười to một tiếng. Nhìn đống nan trúc la liệt trên mặt đất, ông nghĩ lờ đánh cá đã đủ rồi, phải suy nghĩ xem nên làm gì tiếp theo mới được.