Sử Thượng Đệ Nhất Phật Tu

Quyển 1 Chương 12: Tiết tử

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Đốc đốc đốc.

Tiếng gõ mõ không biết từ đâu vang vọng tràn ngập đại điện, tuần hoàn theo một nhịp điệu kỳ lạ nào đó, có vẻ vô cùng thần bí và trang nghiêm. Phật quang màu vàng liên tiếp tỏa ra trên không trung, nghe đâu đó từng tiếng tụng kinh. Mà bên trong Phật quang như ẩn như hiện là một bóng người to lớn.

Người đó có ngàn gương mặt, trên mỗi gương mặt đều luân phiên biểu hiện hỉ nộ ái ố.

Người đó có ngàn lời nói, mỗi lời nói đều mang theo nguồn năng lượng vô cùng vô tận.

Phía dưới người nọ là vô số các Bồ Tát La Hán, có ngồi, có nằm, muôn hình vạn trạng, nhưng trên những vẻ mặt bàng quan đó, dường như có chút thương xót, lại cũng như thể bi ai. Bọn họ vốn nên bàng quan, không để ý tới bất kỳ điều gì ngoài bản thân, nhưng giờ phút này bọn họ lại tập hợp lại một chỗ, trên mặt thấy rõ nét xót xa.

Tại đây bên trong Đại Hùng bảo điện[1], có một bạch y tăng nhân đang quỳ ở chính giữa.

Khuôn mặt người này cũng không thể nhìn rõ, có điều so với các tiên nhân khác, kim quang trên người người này rất không ổn định, trông như sắp không thể khống chế được nữa và có thể nổ tung bất cứ lúc nào.

Thay vì nói người đó mặc bạch y, thì chính xác hơn phải là Vô Y.

Đó là pháp bảo đến từ ngoài ba mươi ba cửu trọng thiên, huyền diệu khó lý giải, không có hình thái, cũng không có đặc thù. Vật huyền diệu như vậy nhưng nhiều tiên nhân thậm chí chưa từng nghe qua, kể cả một tông phái hưng thịnh như Phật giáo, cũng không thể tìm được một bộ thứ hai.

“Cái này có thì cái kia có, cái này sinh thì cái kia sinh, cái này không thì cái kia không, cái này diệt thì cái kia diệt[2]. Pháp do nhân duyên mà có, duyên hết thì pháp mới hết[3]. Bởi vậy, thiên đạo là vĩnh hằng, vạn vật đều có số mệnh của nó.” Bóng người khổng lồ kia vừa mở miệng, Phật quang khắp điện như thể có thêm sinh mệnh. Nếu có thể có được một hai phần cơ duyên, không chừng mấy Phật quang này sẽ biến hóa, siêu thoát bản thân.

Tăng nhân bên dưới chưa từng nói một lời.

“Phật Tử, thế nào là pháp[5]?”

“Nhậm trì tự tính, quỹ sinh vật giải[6].”

…….

“Thế nào là Phật?”

“Thế nào là đạo?”

“Tuệ căn quá sâu, hư vọng quấn thân.”

“Thôi vậy, có lẽ cơ duyên của con không ở cửa Phật.”

Tăng nhân đột nhiên ngẩng đầu, trong mắt ẩn hiện lệ quang, nhưng những cảm xúc mâu thuẫn rất nhanh áp chế lòng bất an, người đó lại lần nữa quỳ lạy, “Là đệ tử vô năng.”

……

“Nếu đã vậy, ta đồng ý cho con trải qua trăm kiếp luân hồi, đi tìm Pháp Ấn của mình!”

“A Di Đà Phật.” Hướng theo thân ảnh màu vàng đang dần biến mất, các La Hán Bồ Tát trong điện cùng nói ra câu Phật ngữ này.

Chư hành vô thường, chư pháp vô ngã.[6]

Nhân quả tuần hoàn, niết bàn tuần hoàn.

Chúng ta cùng chờ ở nơi đây, đến khi Phật Tử trở về.

******

★Chú thích: (Mấy cái này mình cố gắng tra nghĩa trên mạng thôi nên không thể đầy đủ chính xác 100%, có chỗ ko hiểu mọi người nên tra google nha ಠ_ಠ)

[1]Đại Hùng bảo điện: còn gọi là Chánh Điện hay Đại Điện, là kiến trúc trung tâm của ngôi chùa, thờ Phật Thích Ca Mâu Ni. Kiến trúc bên ngoài có hai tầng, biểu thị cho trật tự xã hội, quyết định phải tuân thủ, bên trong có một tầng, quyết định phải bình đẳng.

[2]Cái này có thì cái kia có, cái này sinh thì cái kia sinh, cái này không thì cái kia không, cái này diệt thì cái kia diệt: là định nghĩa về nhân duyên của Đức Phật. Nói “Cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không” tức là trình bày mối quan hệ của những sự vật tồn tại đồng thời. Nói “Cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt” tức là trình bày mối quan hệ của những sự vật tồn tại khác thời. Tất cả các pháp (hiện tượng) đều sinh diệt và tồn tại trong sự hỗ – tương liên hệ rất mật thiết ấy; không có pháp nào có thể tồn tại độc lập và tuyệt đối.

[3]Pháp do nhân duyên mà có, duyên hết thì pháp mới hết: Vạn hữu do duyên hợp tự sinh, rồi do duyên tan tự diệt. Theo triết lý Nhân Quả của Phật giáo, thì vạn vật do duyên hợp sinh ra, chứ không phải do một đấng vạn năng nào sinh ra, hội đủ điều kiện, vạn hữu mới được thành hình, nếu thiếu một nhân duyên nào thì cũng không thể sinh ra được. Hết duyên, vạn hữu tự hoại diệt chứ không phải do ngẫu nhiên. Tất cả đều do duyên cớ, chứ không phải muốn chết là chết được, cũng không phải muốn sống là sống được.

[4]Pháp: còn gọi là dharma hay dhamma, vốn xuất phát từ tiếng Phạn, ngữ căn √dhṛ có nghĩa là “nắm giữ”, đặc biệt là nắm giữ tính năng hoạt động của con người. Về tổng quát, người ta có thể hiểu pháp là “tất cả những gì có đặc tính của nó, không khiến ta lầm với cái khác, có những khuôn khổ riêng của nó để nó làm phát sinh trong đầu óc ta một khái niệm về nó”.

[5]Nhậm trì tự tính, quỹ sinh vật giải: Pháp theo định nghĩa chung là nhậm trì tự tính – những gì tự nó có đặc tính của nó. Học phái Duy thức cho thêm nghĩa quỹ sinh vật giải – nó có hình thức gì đó làm cho ta có khái niệm nó là gì.

[6]Chư hành vô thường, chư pháp vô ngã:

Hành có nghĩa là trôi chảy, lưu chuyển, biến đổi liên tục. Chư hành có nghĩa vô số lượng các pháp hữu vi trong đó có con người do nhân duyên sinh ra (duyên khởi) nên chúng thường hằng biến đổi, lưu chuyển trong ba đời gọi là Chư hành. Chư hành vô thường có nghĩa là vạn vật và con người thường biến đổi nên gọi vạn vật và con người là pháp sinh, diệt. Vì sinh diệt nên chuốc lấy khổ đau, sinh tử luân hồi.

Tất cả vạn hữu và con người không có bản ngã chân thật, tức là không có tự thể, do các duyên khởi hợp lại mà có nên gọi là giả danh. Lý Duyên Khởi giải thích sự hiện hữu của Chư pháp là vô tự tính, được sinh ra do nhân duyên, bị hoại diệt do các duyên tan rã, trở về không, vô ngã.

Editor: Mới chương 1 mà tác giả quăng cho cả nùi giáo lý Phật giáo loạn óc quá Σ(  ̄□ ̄||). Mấy bạn thấy đau đầu khó ở với mấy cái thuật ngữ đạo Phật này thì đừng vội nản, mấy chương đầu xuất hiện nhiều giáo lý vậy thôi chứ càng về sau càng ít (๑•̀ㅂ•́)و✧, mấy cái này cũng không ảnh hưởng đến cốt truyện lắm, ko hiểu cũng chả sao .