Tín Ngưỡng

Chương 4

Hôm sau, Triển Chiêu cưỡi khoái mã, phi thẳng về hướng Nam Sa trấn.

Ngọc Đường, chờ ta...

Mà lúc này, có một bóng bạch sắc, cũng đang trên đường hướng về Khai Phong chạy như bay.

Miêu Nhi, bất luận chân trời góc biển ta đều phải tìm được ngươi.

Buổi trưa, mặt trời chói chang.

Con ngựa dưới thân Triển Chiêu dừng lại bước tiến.

Bởi vì, chủ nhân của nó nhìn thấy một người.

Một người mà y tha thiết muốn gặp.

“Ngọc Đường...” Tiếng gọi đã lâu không nói, ở bên môi rõ ràng cất lên.

Người kia không đáp lại y, chỉ là tung người xuống ngựa, đi tới trước ngựa y, chậm rãi dang hai tay ra.

Lúc này, vô thanh thắng hữu thanh, một động tác vô ngôn, thay thế hết thảy lời nói.

Có loại cảm giác muốn rơi lệ.

Triển Chiêu xuống ngựa, lẳng lặng nhìn Bạch Ngọc Đường, sau đó, mỉm cười nhạt nhòa.

Nụ cười ấm áp kia, để Bạch Ngọc Đường ôm y vào lòng.

“Miêu Nhi, chúng ta đừng rời xa nhau nữa.”

“Ừ.”

Một đôi người, dưới ánh mặt trời nóng bỏng, siết chặt lấy nhau, tức là vĩnh hằng.

Ta yêu ngươi, là tín ngưỡng vĩnh viễn trong lòng ta.

HOÀN.

(*) Dương Xuân Bạch Tuyết: ca khúc nổi tiếng của nước Sở thời Xuân thu Chiến quốc, là một trong Thập đại kiệt tác cổ cầm Trung Hoa. Dương Xuân Bạch Tuyết dùng tiếng đàn miêu tả cảnh mùa xuân sang, tuyết đang tan ra. Ở thời điểm giao mùa vẫn còn cái hơi lạnh của mùa đông nhưng đã có cái ấm áp của mùa xuân. Tiếng đàn trầm bổng khoan hòa, nhẹ nhàng như nước chảy bên tai, làm người nghe quên cả trời đất, cảm thấy trong lòng nhẹ nhàng sảng khoái, mơ màng như thấy có những tia nắng ấm áp lan tỏa lên thân mình, xa xa những lớp tuyết đang từ từ tan ra trên một cành mai gầy.

Tương truyền rằng Lư Duyên Tử – một nghệ sĩ giỏi về đàn và trống chính là người đã chế ra khúc nhạc Dương Xuân Bạch Tuyết. Song đây lại chính là khúc nhạc gây tranh cãi rất nhiều bởi cả nước có chưa quá mười người hòa được bản nhạc này một cách trọn vẹn.