Việt Hùng Diễn Nghĩa

Chương 22: 22: Ước Mơ

Lần đầu tiên được một bạn đề cử (dựa theo thông báo chứ tác thì gà mờ lắm chả biết xem ở đâu)

Bởi vì không biết bạn ấy có muốn lộ danh tính không nên tác xin không nhắc tên nhá bạn J.

Ngoài ra thì truyện được 10 cất giữ.

Hè hè (mặt tiện), nên để cảm ơn hành động tiếp sức tiếp tinh thần của những bạn nhắc trên thì tác ráng cày thêm 1 chương.

“When you want something, all the universe conspires in helping you to achieve it.”

- Paulo Coelho, The Alchemist

“Khi bạn (thực sự) muốn thứ gì, cả vũ trụ sẽ hợp mưu để giúp bạn đạt thành nó”

- Trích từ tác phẩm ‘Nhà giả kim’ của Paulo Coelho

(P/s: Khi dịch qua tiếng Việt, nếu không có chữ ‘thực sự’ thì câu này sẽ rất điêu, nên mạn phép bỏ thêm ‘thực sự’ vào)

Xuân hạ thu đông rồi lại xuân,

Nhớ ngày này năm ngoái, Thái Ung còn đang hăm hở vì sự nghiệp trung hưng Hán thất, đem hết tâm huyết và tinh thần để phụng sự Hán đế, thậm chí dừng hẵn việc biên soạn tác phẩm để đời của mình để chuyên chú vào nhiệm vụ mà Lưu Hoành giao phó.

Hôm nay bây giờ, người tội đày Thái Ung chẵng còn là ái khanh trong miệng hoàng đế, chẵng còn là Bá Dương công trong mắt bách quan, cũng chẵng phải là đại học sĩ lừng danh đất Trung Nguyên, bởi vì ông có còn ở Trung Nguyên nữa đâu.

Thoát bỏ gông xiềng của thời thế, gánh nặng của trách nhiệm, chỉ còn chuyên tâm vào công việc của một người viết lách, tốc độ sáng tác của Thái Ung nhanh hơn hẵn.

Chưa đầy nửa năm mà khi nhìn lại, Thái Ung chợt nhận ra thành quả công việc của mình chí ít phải so ra mà vượt 3-4 năm trước đây.

Quả là buông bỏ hết thảy đường cong, ngã quẹo, chỉ tập trung vào một đường thẳng là một lựa chọn không sai.

“Không, phải nói là hoàn toàn chính xác!”

Tự nhủ với lòng như thế, Thái Ung bỏ xuống chương mới nhất của Hậu Hán Ký hãy còn thơm mùi mực rồi vô tình nhìn vào văn án trống không trước mắt, nơi học trò Hoàng Hùng vẫn thường ngồi chép sách.

Tên tiểu tử này quả không hổ là thiếu niên văn võ song toàn!

Thân là một nhi đồng chưa thành niên, vậy mà dùng hơn 1 năm liền thuộc làu làu hết thảy tàng thư mà Thái Ung tích trữ hơn 20 năm trời, đó là chưa kể hắn còn học và sáng tác âm nhạc cùng nghiên cứu đủ loại vấn đề khó đỡ kỳ quặc, thiên hoa loạn trụy.

(P/s: Thiên hoa loạn trụy = ngàn hoa rơi loạn)

Càng đáng sợ là hắn chỉ dùng có 5 tháng để chép lại hết thảy!

“Nếu so về tốc độ tay, ta thua hắn xa vậy.

Già rồi! Già rồi!

Haizz!

Cũng không biết tiểu tử này bỏ đi đâu chơi rồi.

Bình thường hắn ở trước mặt thì không có cảm giác gì, bây giờ nửa ngày không thấy liền nao nao.

Thôi!

Hiếm khi thấy tên này đi ra ngoài.

Bởi vì lo nghĩ cho ta mà phải cặm cụi trong nhà suốt mấy tháng trời”

Đúng vậy, Hoàng Hùng vừa mới gác bút hôm qua thôi, suốt 4-5 tháng nay, ngoại trừ lần đầu Thái Ung mất tích ra thì hắn hầu như không ra khỏi phủ, chỉ tuần hoàn quy luật luyện võ, chép sách, bàn luận ý tưởng với Thái Ung hoặc nếu Thái Ung bận thì chỉ dẫn A Bố học tập binh đạo.

Bởi vì Thái Ung lo sợ Hoàng Hùng lâu ngày sinh quên, mà chính Hoàng Hùng cũng không dám chắc chắn hoàn toàn về năng lực trí nhớ trời ban của mình, dù sao thì số lượng thư sách mà Thái Ung lưu trữ nhiều lắm, dài dài ngắn ngắn vài ngàn quyển.

Nếu không phải Hoàng Hùng có thiên phú trời ban, nắm giữ trí nhớ, thân thể và tinh thần siêu việt người thường thì khối lượng công việc này ắt phải tốn chừng vài năm mới mong hoàn thành.

Cũng may là cái khó ló cái khôn, dưới áp lực của ước muốn rời xa loại hình lao động khổ sai tương tự, trí não của Hoàng Hùng vận hết công suất và đã thành công cải tiến phương pháp tạo giấy cũng như phương pháp sao in, trên lý thuyết.

Về phần thực nghiệm thì còn phải đợi về Kinh Tương giao cho Hoàng Dung tiến hành.

Nếu có thể thành công thì không chỉ bớt đi lượng lớn công việc chép sách, khắc chữ, mà càng quan trọng là sự nghiệp phổ cập giáo dục toàn dân và lưu trữ tri thức cũng trở nên dễ dàng hơn.

Đương nhiên là còn nhiều nhiều công dụng nữa, nhưng muốn thành công thực hiện thì còn phải đối phó với phản ứng chống cự từ thế lực thủ lãnh tri thức hiện giờ, thế gia!

Có điều đó là chuyện tính sau, hôm nay thì phải giải khuây, tìm hiểu khám phá tòa Sóc thành này cái đã, đến gần nửa năm mà chưa có dịp quanh co du lịch các nơi, thật là có chút bức bối.

Sóc thành không phải Lạc Dương nha, sẽ không xuất hiện ‘hãn quỷ trên đường’!

(P/s: Viên Thuật có một biệt danh là ‘lộ trung hãn quỷ’, bởi vì có tự là ‘Công Lộ’ cùng với thói phá phách ngang bướng, gặp ai cũng có thể tùy thời gây sự)

Sóc thành là chốn biên thùy, đương nhiên sẽ không có con em danh môn vọng tộc bén mãng tới đây, nếu có thì cũng là những người có thực tài, đã đem tâm tính mài dũa đẹp đẻ, chứ không phải khắp mình toàn gai như Viên Thuật.

Tuy vậy, Sóc thành gần đây đến một toán người lạ!

Bên ngoài công phủ của Sóc thành, hai bóng người một cao to một thấp lùn vẫy chào vị thành chủ nơi đây rồi thênh thang bước đi trên đường.

“Hoàng đệ nha, ngươi sinh ra ở đất Hán chỉ sợ còn chưa gặp qua nữ nhân hung hãn.

Ta ở thảo nguyên mười mấy năm, gặp qua thật nhiều các thể loại nữ nhân cưỡi ngựa bắn cung, múa đao lộng thương.

Nhưng mà cô nàng Tây Vực kia thật là cái dị loại, vậy mà có thể cùng ta đánh ngang tay.

Quần đấu ta không dám nói, nhưng đơn đấu thì ta thật là lần đầu tiên gặp đối thủ.

Chỉ có thể nói, càng đánh càng đã tay, ngàn hiệp không hết ghiền!”

Giọng nói phát ra từ một vị mang khuôn mặt điển trai nửa thiếu niên nửa thanh niên, độ chừng chỉ 16-17 tuổi, nhưng lại sở hữu thân hình cao lớn, tráng kiện hơn hẵn người trưởng thành.

Thiếu niên đi bên cạnh nghe người này nói thế lại cười:

“A Bố ca nhầm rồi.

Ta sinh ra ở phương nam không phải Trung Nguyên.

Nơi ta sinh ra thì nữ anh kiệt cũng rất nhiều, không thiếu tiều phu, thợ săn, giang hồ hiệp khách, thậm chí thủ lãnh, tướng quân đều là phái nữ.

Có điều để nói là cùng A Bố ca đánh ngang tài ngang sức thì ta đúng là chưa gặp qua.

Đáng tiếc nha, không được chứng kiến một trận long tranh hổ đấu”

“Há, ai bảo chiều hôm qua ngươi không chịu đi với ta.

Tiếc xanh ruột đi.

Haha!”

Người cao to cười ha hả vổ vai thiếu niên.

“Cũng không đến nổi, chẵng phải sắp được gặp sao”

Thiếu niên nở nụ cười tươi rói đối lại.

Hai người này chính là A Bố và Hoàng Hùng.

Hôm qua trong bữa ăn trưa, Hoàng Hùng thống báo chép xong cuốn sách cuối cùng thì A Bố liền không đợi được muốn dắt Hoàng Hùng đi dạo một vòng, làm sao Hoàng Hùng lại muốn cùng Thái Ung thương thảo chuyện in sách và phổ cập giáo dục.

A Bố mang trong mình tâm trạng không tốt, đi lại mất tập trung trên đường lớn, thế là va phải một đoàn người Tây Vực, nói là Tây Vực cũng không đúng lắm vì đó chỉ là cách gọi chung của những người đến từ hướng Tây mà thôi.

Nhiều cá nhân trong đoàn người nọ có ngoại hình trông khác xa những người Tây Vực mà A Bố từng nhìn thấy trước kia.

Có người da đen bóng như ngọc trai đen, tựa như vừa mới hong khô sau khi trét mực lên người chứ không phải loại da ngăm đen do rám nắng.

Có người lông tóc vàng kim óng ánh trong nắng chiều khiến cho A Bố tưởng rằng câu nói ‘cục vàng cục bạc của cha mẹ’ là một câu nói mang nghĩa đen.

Để cho A Bố ấn tượng nhất là một người nữ có làn da trắng sáng như ngọc, bộ tóc nâu đỏ như lửa, và một thân hình cao lớn rắn chắc hơn bất kỳ một người khác giới nào mà A Bố từng biết, bao gồm cả những nữ chiến sĩ dũng mãnh nhất của thảo nguyên.

Phải nói cho đúng là nếu không có những đường cong quyến rũ đẩy đà khiến cho A Bố liên tưởng tới Nguyệt Mẫn thì chàng thậm chí sẽ cho rằng vị nữ nhân ‘Tây Vực’ này là một nam nhân, không, một nam dũng sĩ.

Cũng bởi ánh mắt soi mói của A Bố, cộng thêm việc A Bố đụng người xong đứng như trời trồng không thèm xin lỗi, cộng thêm việc bất đồng ngôn ngữ không thể giao tiếp dàn xếp, người duy nhất có vẻ như biết tiếng Hán đã bị A Bố đụng choáng.

Thế là cuộc gặp gỡ ấy liền biến thành một cuộc chiến, giữa A Bố và nữ nhân ‘Tây Vực’ nọ.

Lúc đầu thì A Bố còn mang theo thái độ khinh thường cô nàng, nhưng đánh được một lúc thì hắn mới hiểu vì sao một đống đàn ông vạm vỡ xung quanh không thèm vây lại đánh hắn, mà để cho một mình nàng đi lên đơn đấu.

Cô nàng này thật là mạnh!

Đánh đánh một hồi cả hai đều hăng máu vì gặp được địch thủ hiếm có, càng quan trọng là cả hai bên đều thuộc loại chính trực, ra đòn ngay thẳng chứ không chơi xấu tung ám chiêu.

Thế là một nam một nữ vừa cười vừa giao thủ, hết quyền cước lại mượn binh khí, đánh hư binh khí lại đổi sang tay không, so kỹ thuật rồi lại so lực lượng.

Lúc đang giằng co thì Lương Chính tới, cho binh lính vây cả con đường, muốn bắt hết người gây sự, thể hiện uy phong của quan phụ mẫu ‘một phương’.

Trong đoàn người Tây Vực đột nhiên đi ra một cái biết nói tiếng Hán, chính là thanh niên bị đụng choáng giờ đã tỉnh.

Chỉ là cho dù có con dân người Hán chân chính đứng ra cũng chưa chắc nói động được Lương Chính, huống hồ là một kẻ ngoại quốc từ xa tới.

Lúc này A Bố lại đứng ra nhận lỗi, mượn danh nghĩa Hoàng Hùng và Thái Ung, xin bồi thường tổn thất và nộp phạt, xử dụng ngôn ngữ lễ nghi đúng mực như những gì hắn được học từ Hoàng Hùng mấy tháng nay.

Lương Chính là thành viên trung thực của phái bảo hoàng, đã được Lưu Hoành dặn dò chuyện phải săn sóc Thái Ung, hắn kiểm tra một vòng xác nhận không có người vô tội bị thương thì cũng đồng ý phương án của A Bố.

Đám người ‘Tây Vực’ nọ gặp binh lính rời đi, lại thêm thành viên biết tiếng Hán hổ trợ giải thích mới hay là A Bố nhận hết trách nhiệm, thay họ bãi bình chuyện này.

Thế là hai bên bắt tay giảng hòa hẹn hôm sau gặp lại ở chổ này.

Cái gọi là người dũng mãnh lấy võ dũng kết thân, không đánh thì không quen biết chính là như thế.

Đương nhiên còn phải xem tâm tính hai bên như thế nào, bởi vì vật hợp theo bầy, ngay thẳng chính nghĩa cùng gian trá tiểu nhân rất khó mà thành đôi, dù năng lực hai bên có tương xứng đến đâu.

Từ sáng thì Hoàng Hùng đã mang theo A Bố đi gặp Lương Chính để giải quyết chuyện nộp phạt và bồi thường.

Mọi chuyện giải quyết nhanh chóng êm xuôi, khi rời đi công phủ, Lương Chính còn ra tận cửa tiễn đưa.

Lương Chính làm quan một phương, kinh nghiệm tiếp xúc với người còn nhiều hơn Thái Ung, mặc dù chỉ gặp Hoàng Hùng vài lần nhưng hắn có thể khẳng định thái độ của Hoàng Hùng đối với Lưu Hoành so với của Thái Ung đối với Lưu Hoành muốn tốt nhiều.

Trong lòng suy ngẫm có lẽ muốn cậy vào Hoàng Hùng mới mong Thái Ung hồi tâm chuyển ý, giảm bớt thành kiến với hoàng thượng, Lương Chính hai tay xoa vai, lạnh run run quay vào trong phủ.

“Năm nay tuyết rơi ít mà lại lạnh quá thể.

Chỉ sợ năm sau muốn mất mùa đói kém rồi.

Cái thời tiết mắc toi này muốn chống đối với thiên tử a”

A Bố dẫn Hoàng Hùng đi nhanh tới con phố nơi diễn ra trận đánh hôm qua, phần vì A Bố nôn nóng trong lòng, phần vì Hoàng Hùng muốn đến sớm để thăm hỏi ủy lạo những bình dân bị tác động tới.

Với loại người công khai ghi giá bán tước mãi quan như Lưu Hoành thì Hoàng Hùng không tin là tiền bồi thường sẽ trăm phần trăm vào túi dân chúng gặp nạn.

Ai mà biết được Lương Chính có phải nộp tiền vào quỹ ‘trung hưng’ của hoàng đế hay không!

Chỉ là có chút ngoài dự liệu của Hoàng Hùng vì dù hai người họiđã xuất phát rất sớm nhưng có người còn tới hẹn sớm hơn.

Khi vừa quẹo vào con phố nọ thì giác quan tinh tường trời phú liền giúp Hoàng Hùng nhận ra ngay bảy con người khác lạ.

Không phải người Hán, đương nhiên!

Nhưng cũng không phải người Hồ hay người Tây Vực vì thương nhân Tây Vực tới Kinh Châu và Lạc Dương cũng không ít, Hoàng Hùng gặp nhiều.

Chỉ từ bề ngoài thì có thể tạm xác định là năm nam hai nữ.

Sau một phen chào hỏi thì mới biết bọn họ cũng tới đây sớm để hổ trợ bồi thường cho những hàng quán bị hư hại trong cuộc chiến hôm qua.

Hoàng Hùng đối với thái độ này vô cùng thưởng thức, thầm khen trong lòng: “Có thể để người ngay thẳng thành thật như A Bố ca nhận định làm bạn hữu quả nhiên cũng là người chính trực.

Càng quan trọng là hai người họ cũng giống vậy.

Ta thật là may mắn!” Nghĩ đến đây, Hoàng Hùng còn vô tình hay cố ý nhìn qua đám người xa lạ mới quen.

Từng cặp ánh mắt gặp nhau trên không đổi lại những nụ cười thân hòa hiện lên trong con ngươi mỗi người.

Công việc làm xong, Hoàng Hùng cũng không ngần ngại gì mà không mời nhóm bạn mới quen về phủ ăn bữa cơm nóng, thời tiết quá rét rồi, những hàng quán được hắn bao mua hết cũng an tâm mà dọn quầy đóng cửa.

Trong thư phòng,

Thái Ung nhấp một hớp trà ấm, ánh mắt rời khỏi thư sách trên bàn, nhìn ra cây khô trước hiên trơ trụi không chút sinh khí mùa xuân.

Nắng đã lên cao, gió cũng không còn, và cái cây không lá thì cứ đứng đơ ra đó, im lìm trong rét buốt, tựa như thanh sắt thanh thép cắm giữa trời vậy.

Dù thân thể ấm áp, nhưng Thái Ung có thể cảm nhận được cái rét lạnh từ trong khung cảnh, dẫu gì ông cũng là một thi sĩ, một tay văn chương lão luyện.

Nhưng ông chẵng có tâm trạng đâu mà sáng tác cả.

“Trời bên ngoài rét lạnh như thế mà hai đứa nhỏ đi đâu lâu thế không biết!”

Càm ràm nhăn nhó một lát ông lại quay mặt vào thư sách bởi chỉ có thư sách mới cho ông thêm niềm tin vào cậu học trò của mình.

Ông đã mất niềm tin vào con người và chỉ còn tin vào thực tế, và thực tế là cậu học trò của ông đã đem những tri thức quý báu của ông tái hiện lại trong nhân thế, và nếu khát vọng và ý tưởng của cậu học trò ấy thành công, thì những tri thức này sẽ lưu tồn mãi mãi với hậu thế.

Cuốn sách đang đặt trên bàn trước mặt Thái Ung có cột đầu tiên ghi là “Luận về phổ cập giáo dục, ưu điểm, khuyết điểm, phương pháp, thách thức”.

(P/s: Ngày xưa Á Đông viết theo hàng dọc là chủ yếu cho nên phải là ‘cột đầu tiên’ chứ không thể là ‘hàng đầu tiên’.

Lý dó vô cùng đơn giản, bởi vì thẻ tre.

Lối viết hàng ngang cũng có nhưng nó chỉ trở nên phổ biến khi giấy phổ biến, đó là khoảng thời Đường ở Trung Quốc và thời Lý đối với Việt Nam.

Hiện tại thì đến thế gia cũng không dám sài nhiều giấy)

Mỗi lần đọc lại bản kế hoạch của Hoàng Hùng thì Thái Ung lại phát hiện chút điều mới lạ, để cho ông thầm bội phục cậu học trò này không thôi.

Nhưng điều mới lạ nhất mà Thái Ung gặp được hôm nay không phải đến từ Hoàng Hùng mà đến từ những người khách được Hoàng Hùng mời tới ăn trưa.

Đầu tiên là ngoại hình của họ để cho ông ngay lập tức liên tưởng tới yêu ma tiên thần trong cổ tích sau một lúc lâu mới ngờ ngợ nhớ ra về một chút ghi chép ít ỏi trong một quyển bút ký cổ giấu sâu trong Đông Quán, gọi là ‘Hồi Ký Phía Tây Đại Tần’, được viết từ thời Hán Vũ Để bởi Bác Vọng Hầu Trương Khiên, người từng mấy lần rời khỏi Ngọc Môn quan, đi xa về phía Tây.

(P/s: Chém.

Trương Khiên chỉ đi tới Ô Tôn, tức là chưa ra khỏi Tân Cương.

Người được đồn đại là đã đi tới Irael là tổ tiên của Cam Ninh, với một chi tiết được nhắc tới trong Tam Quốc Diễn Nghĩa bản hoạt hình là ông này tới Địa Trung Hải thì bị dân bản địa hù là người xứ lạ đi trên biển này sẽ mắc bệnh nhớ nhà mà u uất chết nên ổng quay về.

Nhưng tác không thể kiểm chứng việc này nên đành vứt cho Trương Khiên)

Tiếp theo là ngôn ngữ của họ, những loại ngôn ngữ mà ông chưa từng được nghe hay biết đến, không phải ngữ hệ du mục của người thảo nguyên, không phải ngữ hệ Tây Vực, cũng không phải tiếng Cao Ly, Bách Việt hay Tây Thục, thậm chí nghe không hề giống với thứ tiếng Thiên Trúc mà các nhà sư trong Bạch Mã tự vẫn dùng, mặc dù ông cũng không chắc lắm.

Và càng kỳ thú hơn hết thảy những ấn tượng bên ngoài ấy là năng lực và kiến thức của họ!

Mặc dù Thái Ung không phải loại hủ nho thế tộc nhìn người bằng nửa con mắt, đánh giá người bằng xuất thân và dáng vẻ.

Nhưng nếu không phải Hoàng Hùng hết lời khuyên bảo thì Thái Ung cũng sẽ khéo léo từ chối lý do ‘mãi nghệ mua vui’ của đám khách nhân, bởi việc này thật là vô cùng kỳ quặc đối với một người sinh ra và trưởng thành ở Trung Nguyên như ông.

Và cũng chính vì sự khác biệt đó nên Thái Ung đã không ít lần bị những con người xa lạ này chinh phục đến độ trợn mắt ngoác mồm, chăm chú ngơ ngác.

Bảy người đồng hành lại mỗi người một vẻ, đưa ông hết từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác.

Trước là nói vị nữ nhân da trắng tóc đỏ cao hơn ông cả cái đầu.

Ngay trước bữa trưa, cô cùng với A Bố đấu sức theo một cách mới lạ mà Thái Ung mới nghe lần đầu, vật một tay!

Một trận đấu không hề cân tài cân sức tý nào, hai con người cả nam lẫn nữ hoàn toàn vô hại nhưng cái bàn thì bị lún móp ra hai cái lõm to bằng cái chén.

Thái Ung đều có chút đau lòng cho cái bàn.

Tiếp theo là vị nử nhân còn lại trong đoàn, người mà Thái Ung nhầm lẫn với một ni cô Thiên Trúc bởi màu da sậm tối và cái đầu đã rũ bỏ sợi phiền não, nhưng sau khi nghe giải thích mới biết là do phong tục của nơi cô nàng này sinh ra.

Bất kể là nam hay nữ đều sẽ cạo sạch tóc như một nghi thức gột rữa linh hồn và đón nhận sức mạnh truyền thừa từ tổ tiên, cái trước thì khá giống với lời giải thích về ‘rũ bỏ phiền não’ của mấy nhà sư trong Bạch Mã tự, cái sau thì chưa từng nghe nói qua.

Nhưng ngoài văn hóa đặc biệt thì điều thu hút Thái Ung nhất ở cô nàng này là kỹ năng leo trèo chạy nhảy mà theo Hoàng Hùng giải thích là ‘khinh công tuyệt luân’ trong ngôn ngữ giang hồ.

Mặc dù còn thấp hơn Thái Ung một chút nhưng cô nàng này lại làm được điều mà vị đồng hành đồng giới cao khỏe không làm được, đó là chiến thắng A Bố!

Hai người tỉ đấu cũng không phải sức lực mà là tốc độ và kết quả khiến Thái Ung không thể tin vào mắt mình là chàng dũng sĩ cao to A Bố sở hữu đôi chân dài chắc khỏe như hai cây cột đình lại bị ăn đứt bởi nàng thỏ đen gầy gò mãnh khảnh.

Sau này thì Thái Ung mới biết mình sai, cô nàng này không phải ‘Thỏ Đen’, biệt danh trong đoàn của cô là ‘Báo Đen’.

(P/s: Không có gì liên quan tới Marvel cả, chớ nghĩ nhiều)

Sau màn biểu diễn của hai cô gái thì bốn người nam nhân mang theo một đống đao kiếm dụng cụ đi ra khiến cho Thái Ung có cảm tưởng rằng điều họ sắp làm chắc là cũng tựa tựa như giang hồ bán nghệ ở Trung Nguyên thôi.

Cho đến khi họ nuốt kiếm vào bụng, họ ngậm đuốc rồi phun lửa ra từ miệng, họ lấy người làm bia ném phi đao, họ quăng đao búa chùy tung bay trên trời rồi lại dùng tay trần hứng được rồi lại chuyền tay thẩy lên cứ thế vòng vòng.

Họ làm những thứ nguy hiểm kinh người nhưng vô cùng đặc sắc!

Đúng vậy, vô cùng đặc sắc trong cảm tưởng của Thái Ung.

Ông thắc mắc làm sao những người này có thể nói nói cười cười vô cùng lạc quan không chút nao núng trong khi đem an nguy của mình treo vào sợi tóc trên đầu lưỡi dao được.

Và làm sao họ có thể làm được những điều mà không thư sách nào, thậm chí cả y thư cổ, có thể giải thích được.

Thái Ung đã tận tay sờ mó kiểm tra thanh kiếm, nếu không phải Hoàng Hùng cản kịp có lẽ ông còn đâm thử vào miệng mình để nghiệm chứng việc một người có thể đem kiếm nuốt vào bụng.

Thái Ung cũng kiểm tra đuốc lửa bởi ông đồng dạng không hiểu vì sao một người có thể ngậm lửa phun lửa như loài kỳ lân trong thần thoại.

Lần này thì không cần Hoàng Hùng cản bởi Thái Ung chỉ nhìn và ngửi cây đuốc chứ không thử.

Có lẽ vì lửa là nổi sợ nguyên thủy của sinh vật, còn hơn cả đao kiếm, cũng có lẽ vì Thái Ung đột nhiên nghĩ tới Thái Diễm đi, ai biết được.

Rồi Thái Ung lại kiểm tra mũi dao dùng để phóng người, hay nói cho đúng là phóng trái táo trên đầu và vai người, và xác định là chúng sắc thật, nguy hiểm thật chứ không giả.

Tương tự, những thứ vũ khí được tung tung hứng hứng cũng là hàng thật bằng sắt không phải gỗ, là vũ khí nơi chiến trận chứ không phải đồ chơi cho em bé.

Tất nhiên là đối với những màn biểu diễn mang yếu tố ‘võ nghệ’ này thì Thái Ung chỉ hứng thú nhất thời rồi thôi, tuy có kính nể nhưng chủ yếu là vì lạ chứ không phải vì thật sự yêu thích.

Điều mà Thái Ung cảm thấy được lợi nhiều nhất từ nhóm người này là những kiến thức của họ, đặc biệt là người thanh niên mắt xanh râu quai nón biết nói tiếng Hán mà lúc mới nghe tên thì Thái Ung còn tưởng là đến từ nhà họ Mã đất Tây Lương, một giòng họ tự xưng là con cháu của Mã Viện ngày trước nhưng lại thường xuyên thông gia với Khương Hồ.

Tất nhiên đó chỉ là một hiểu lầm thôi, vì dựa theo lời kể thì thanh niên này cũng xuất thân quý tộc nhưng đã tan hết gia sản cho những chuyến phiêu lưu vạn dặm bên đám bạn hữu, còn nhà họ Mã xứ Tây Lương thì nổi tiếng là keo, nghe đồn Mã Viện năm đó cũng vì keo mà bị hại chết.

Theo lời mời thịnh tình của cả hai thầy trò và cả sự nhiệt thành của A Bố nửa, nhóm khách quý đã chuyển vào ở cùng với họ để thường xuyên giao lưu học hỏi cả về võ nghệ, văn hóa, ngôn ngữ và những kiến thức mới lạ đầy ngạc nhiên thú vị, thậm chí phải nói là bổ ích đến khó tin cho cả hai bên.

Qua lời kể của những vị khách phương Tây mà bây giờ đã chắc chắn là chả liên quan gì tới Tây Vực cả.

Thái Ung và Hoàng Hùng được biết đến những quốc gia xa lạ rộng lớn và văn minh theo những cách riêng biệt, có chỗ kém hơn nhưng cũng có chỗ vượt xa nước Hán.

Họ có những nền chính trị không phải hoàn toàn cha truyền con nối mà phải thông qua nghị hội, cũng không chỉ dựa vào giới quý tộc mà còn dựa vào tầng lớp trí giả chuyên nghiệp, trưởng lão tôn giáo và các đại diện trong dân chúng bao gồm binh sĩ, phú thương và bình dân, chỉ trừ nô lệ là không có tiếng nói.

Song nô lệ ở đó lại rất nhiều, mua đi bán lại công khai chứ không ẩn ẩn núp núp như ở Trung Nguyên, nhưng theo Hoàng Hùng thì đây là một tai họa ngầm, một dấu trừ thêm vào sau phép trừ cho sự hiện hữu của chế độ nô lệ.

Họ còn phát triển kiến trúc và vệ sinh công cộng.

Dùng một hỗn hợp gọi là xi măng để xây máng trên không, dẫn nước từ sông suối xa tít vào đến trong thành.

Rồi còn dựa vào địa mạch để dựng nên nhà tắm nước nóng và phòng xông hơi, không chỉ đón chào người giàu mà bình dân cũng có thể dùng.

Thậm chí còn phát giấy báo về tình hình chính trị và kể chuyện văn nghệ vui hài để người đi thư giãn thân thể có thể nhân tiện cập nhật tri thức, thư giãn luôn tinh thần.

(P/s: Tác không hề chém.

Xi măng hay cement đã được phát minh từ thời Ai Cập và Babylon còn hưng thịnh tức là xa trước khi chúa Jesus giáng sinh.

Người La Mã thích xây dựng nên đã cải tiến xi măng và dùng rất nhiều trong thời kỳ hoàng kim của đế chế.

Mấy thứ phát minh khác cũng vậy, hoàn toàn không tưởng đối với phương Đông, bao gồm cả nhà Hán.

Đoạn này tuyệt đối không phải là một cái vuốt má nhẹ lên mặt mấy bạn cuồng văn minh Hán tộc hay mấy bạn chữi tác là Việt gian đâu.

Yên tâm chớ đỏ mặt!)

Rất nhiều phát minh và ý tưởng táo bạo đến nổi Công gia và Mặc gia ở thời kỳ toàn thình cũng chưa từng nghĩ tới, và tất nhiên là vượt xa trình độ hiện giờ của Trung Nguyên.

Đến kẻ kiêu ngạo ngầm như Hoàng Hùng cũng phải kính cẩn lắng nghe nghiền ngẫm.

Họ cũng mở giảng đường trên quãng trường lớn trong thành, hay tổ chức các cuộc thi đấu thể thao cổ vũ mọi người rèn luyện thân thể, chính quyền quan tâm đến cả nhu cầu văn hóa tinh thần của người dân.

Thậm chí từng có luật rằng tất cả các cuộc chiến phải được dừng lại khi đại hội thi đấu diễn ra để mọi người có thể chung vui trong hòa bình và công bằng, khuyến khích các đối thủ gỡ bỏ thù hằn để giao hữu một cách quang minh chính đại.

Rồi không chỉ cách vận hành xã hội mà còn các kỳ quan kiến trúc nữa.

Nào là một đấu trường vĩ đại với chỗ ngồi cho hàng vạn khán giả, một nơi mà theo Hoàng Hùng là nên được dùng để tuyên dương sức mạnh quốc gia, cổ vũ sĩ khí quân dân thay vì mua vui cho những kẻ có tiền.

Nào là những lăng mộ vĩ đại mọc lên từ cát vàng và đá tảng, được đồn đại là cất giấu kho báu vô ngần của một đế quốc tồn tại từ ba bốn ngàn năm trước, lâu hơn cả những ghi chép sớm nhất về triều Hạ, triều đại truyền thuyết của Trung Nguyên mà chính Tư Mã Thiên cũng đặt ra nghi vấn về sự tồn tại của nó.

Rồi còn những tòa tháp lửa cao nghều nghều nơi cửa biển gập ghềnh, ngày qua ngày chỉ đường dẫn lối cho hàng ngàn con thuyền an toàn cập bến, góp phần thúc đẩy giao thông thương mại đường thủy đến một mức độ mà con dân nước Hán không dám tưởng tượng chứ đừng nói là biết tới.

Và còn có cả một tòa thư viện khổng lồ mở cửa cho mọi người, với lời yêu cầu là hễ ai muốn đọc sách ở đây thì họ phải đóng góp cho thư viện hoặc bằng tiền bạc hoặc bằng kiến thức mà họ có được.

Nhờ vậy mà thư viện có thể cung cấp học bổng cho những học sinh nghèo hiếu học và ngày càng mở rộng số lượng thư sách cất giữ.

Nghe đồn rằng ở thời đỉnh điểm đã có hơn 40 vạn bản sách được lưu trữ ở đây!

40 vạn a! Thái Ung khi nghe tới đó thì như dao cắt trong lòng bởi theo như lời của những người khách thì thư viện vĩ đại ấy đã bị đốt trụi giống như những tàng thư của ông.

Nhưng ít ra thì theo lời của những vị khách, tai họa lên thư viện vĩ đại nọ là một sai lầm trong chiến tranh chứ không phải một sự ép buộc có chủ đích như cách mà thế gia nhằm vào Thái Ung.

Bây giờ vẫn có rất nhiều thư viện tương tự với quy mô nhỏ hơn được kiến tạo nên, chỉ là không có một cái nào đạt được tới sự hưng thịnh trong truyền thuyết của thư viện vĩ đại kia thôi.

Qua lời kể của những con người xa lạ, một thế giới rộng lớn kỳ vĩ mở ra trước mắt Thái Ung và Hoàng Hùng.

Những kiến thức mới lạ, những ý tưởng hay ho, những điều trong mơ cũng chẵng từng thấy.

Và cũng có rất nhiều điều làm cho hai thầy trò phải ngoác mồm bởi hóa ra những ý tưởng mang tính cách mạng, đôi khi có phần kỳ quặc, của Hoàng Hùng vậy mà đã từng hoặc vẫn đang được áp dụng ở đâu đó bên ngoài nước Hán rồi.

“Ta không đơn độc a” Hoàng Hùng không chỉ một lần thốt lên như vậy.

(P/s: theo các bạn đọc thì câu trên có phải là một thay thế tốt cho câu ‘ta đạo không cô’?

Có ý kiến hay hơn thì cho tác biết nha.

Câu này sẽ lặp lại vài lần trong kịch bản những chương rất lâu về sau.)

Hoàng Hùng hồ hởi hướng bảy người bạn mới quen đã thân cầu học vấn, nào là ngôn ngữ mới, nào là kiến thức mới, nào là ý tưởng mới.

Thái Ung cũng bị đứa học trò kéo theo nhập cuộc, và ông cũng hoàn toàn bỏ quên việc mình vẫn thường ỉ ôi rằng ‘ta đã già, chỉ nên chuyên tâm vào Hậu Hán Ký, còn lại lướt qua là được’.

Nhưng không có bữa tiệc nào không tàn.

Niềm vui đến rồi đi cứ tuần hoàn như thế, để người ta tiếc nuối, nhưng cũng nuôi lấy hy vọng cho tương lai, tạo động lực cho những con người dám ước mơ bước tiếp trên con đường chinh phục ước mơ của mình.

Một tháng sau, nhóm người nọ rời đi, mang theo tấm bản đồ ‘nước Hán và các quốc gia lân cận’, được Hoàng Hùng liên thủ với Thái Ung vẽ và đánh dấu chi tiết.

Cùng với ba cuốn lụa, là thư giới thiệu của Hoàng Hùng viết cho Hoàng Dung và Thái Ung viết cho Chu Dị, Cố Ung.

Những con người xa lạ tiếp tục bước đi trên chuyến hành trình ước mơ của họ.

Đó là dùng bàn chân, cặp mắt và đôi tai để chinh phục thế giới này.

Có lẽ bởi vì được truyền lửa từ những con người xa lạ dám sống hết mình cho ước mơ, cũng có lẽ bởi ngọn lửa tình yêu cho tri thức lại lần nửa gặp được than củi mới, kiến thức mới.

Thái Ung trở nên khác hẵn, ông biến thành một người tích cực, chủ động, lạc quan và đặc biệt là yêu đời, yêu học hỏi cái mới lạ, yêu suy nghĩ sáng tạo chứ không còn tãn mạn, tự ty, tự già như trước.

Dựa theo cảm nhận của Hoàng Hùng thì thầy mình bây giờ còn sống động hơn hẵn khi chưa bị hại, cho dù là đem so với quãng thời gian đang chung đụng vui vẻ với Lưu Hoành.

Ngoài trời đã tối như mực, trong căn thư phòng chỉ còn ánh đèn dầu le lói và một ông già đang mài mực, chắp bút.

Tên học trò ngày nào ngoãn ngoãn, tự kỷ, trạch nhà bây giờ lại có chút thả rông tự mình, bị A Bố rũ rê cưỡi ngựa một trăm mấy chục dặm tiễn đưa bạn đi xa.

“Mã Cổ Á Ba Lộc, không đúng, Hùng nhi nói phải tôn trong văn hóa và danh xưng của bạn hữu.

Hắn đã bắt đầu léo nhéo muốn đi du học phương Tây vạn dặm rồi.

Thật là một đứa trẻ hiếu học!

Lão già này cũng từng giống vậy nha.

Không được! Không thể để thua người trẻ tuổi được!

Không bằng Hùng nhi thì cũng thôi đi, nhưng ít nhất cũng phải làm tấm gương cho Dị nhi và Ung nhi”

Đánh mực như đánh máu gà, Thái Ung lại đặt bút lên thẻ tre, vừa viết vừa đối chiếu với bảng ký tự được Hoàng Hùng ghi lại trước đó.

Bên cạnh quyển tre ghi chép bảng ký tự nọ còn có một quyển tre đã cuộn lại, chỉ lờ mờ đọc được từ phần he hé lộ ra những ký tự chưa bao giờ xuất hiện trên đất Hán, hoặc ít nhất là Đông Quán, nơi lưu giữ 7-8 phần mười thư sách của triều đình.

Những ký tự đó là 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9!

Về phần những thứ mà Thái Ung đang viết thì là tên của bảy vị khách nhân xa lạ.

“Diana Lucina,

Danokoye,

Kerwindbad,

Colleen Duffy,

Kirkodyss,

Xitoma,

Marco Emilio Polo”

(P/s: Nhắc lại lần nữa

Tất cả nội dung, tình tiết, nhân vật trong truyện đều là hư cấu, không phản ánh bất cứ sự thật lịch sử nào.

Nếu có giống nhau chỉ là trùng hợp!

Ngoại trừ hai cái tên ở đầu và ở cuối thì 5 cái tên ở giữa là sự hư cấu kết hợp của nhân vật và diễn viên vào vai/ lồng tiếng nhân vật.

Và cũng chỉ có Diana và Marco Polo là bị triệu hoán thôi nhá.

Đã xuất hiện 3/5 người nhé.

Các thánh đoán xem hai người còn lại có xuất hiện trong truyện không hay là lặn luôn.

Mang quốc tịch Việt, quốc tịch Trung hay là quốc tịch nước khác.

Nói trước luôn là main không được xây dựng như main của các truyện triệu hoán mà phải thu hết mọi nhân vật về mình.

Và cái hệ thống triệu hoán cũng không phải của main.

Nhân tiện giải thích luôn về chương 1:

A Biền và A Vũ ở chương 1 bị Vương Mãng kéo theo vào đường hầm thời gian.

Một trong hai đứa bị kẻ thù của Lạc Tiên giới gắn vào cái hệ thống triệu hoán với mục đích là phá hoại Lạc Tiên giới.

Vị trí hai đứa sinh ra đã được nhắc đến ở chương 19 là Tư Châu và Dương Châu.).