Việt Hùng Diễn Nghĩa

Chương 78: 78: Thanh Châu 1

“Tất cả nội dung, tình tiết, nhân vật trong truyện đều là hư cấu, không phản ánh bất cứ sự thật lịch sử nào.

Nếu có giống nhau chỉ là trùng hợp”

Rất rõ ràng, cái quote này đến từ phần giới thiệu truyện

- --------------

Một trưa đầu đông nắng cao gió buốt, dù tuyết còn chưa bắt đầu rơi nhưng sự chói chang gay gắt trên đầu kết hợp với những cơn rét lạnh liên miên tựa như dao sắc dâm xuyên vải áo cũng đủ quật ngã chín phần chín người thường.

Tại mặt phía đông của ngọn Thái Sơn, trên một con đường mòn hẻo lánh dưới chân núi đang có một đôi thầy trò đang dũng tiến về phía trước.

Cả hai thầy trò đều mặc quần áo vải thô sơ, để trần hai tay, đầu không đội mũ, chân đi dày cỏ, lưng đeo gùi đựng đầy đá xem chừng phải nặng hơn trăm cân, tay xách cung dài hơn 6 thước, dây cung thô như gân thương long.

(P/s: 1 cân thời Hán =222 gram, 1 thước thời Hán =23cm, thương long=thuồng luồng=cá sấu.

Những nhầm lẫn rằng 1 cân=0.

5 kg, và 1 thước =33cm đến từ truyện kiếm hiệp lấy bổi cảnh Tống Nguyên Minh, đó là đơn vị thời sau này, các triều đại đều thích tự định chế lại một số quy định cơ bản, ngoài trừ một số lý do khoa học kỹ thuật thì còn vì lý do chính trị, ép buộc dân chúng, bao gồm cả học giả xóa bỏ ảnh hưởng của triều đại trước.

Tiêu biểu như Thanh Long Đao của Quan Vũ nặng 82 cân, nếu lấy theo đơn vị thời Nguyên khi La Quán Trung viết thì cái đao ấy nặng gần 50 kg, 1 cân thời Nguyên=0.

59kg.

Quan Vũ chắc là khiêng nổi bao lúa hơn trăm kg, nhưng nếu muốn dùng thành thạo cây đao nặng gần 50 kg thì ổng ít nhất cũng phải nhấc bổng được vật nặng 400-500 kg - không thực tế)

Người thầy môi đỏ mặt hồng, bước đi thong dong nhẹ ngàng, lưng dù đeo gùi đá nặng vẫn dõng thẳng tắp, từ gót đến đỉnh kéo gần 9 thước (khoảng 2m).

Ông để lông mày ngắn, cạo râu sát cằm, trên đầu có một vùng hói hình tròn vành vạnh bóng lưỡng, phối hợp với màu tóc bạc trắng ánh lên quang mang mờ nhạt trong nắng trưa, từ trên cao nhìn vào tựa như một mặt trăng nho nhỏ.

Người học trò là một thanh niên trẻ chưa tới 20, bặm môi nứt nẻ, thần sắc nhợt nhạt nhưng trong ánh mắt chen lẫn kiên cường bất khuất, mỗi một dấu chân đều in hình mãnh dũng tựa như gấu lớn, trâu rừng, lưng hơi khom về phía trước, khó mà nói cao lớn bao nhiêu, nhưng chắc là không thua ông thầy nhiều.

Về phần vượt qua ông thầy thì chắc chẵng ai nghĩ tới.

Ở cái thời đại này, cho dù là những sơn dân tù trưởng, săn bắt thịt thà quanh năm, hay đám con em gia tướng thế gia lớn, ăn uống luyện tập đầy đủ từ nhỏ, cũng khó mà đạt được tới vóc dáng của ông thầy 9 thước kia.

Hai thầy trò đã đạt tới chân núi, mặc cho đường mòn phía trước càng lúc càng dốc, cây cối cũng rậm rạp dần, họ không hề có ý định quay đầu, bước chân cứ thế đạp đá mở bụi tiến lên.

Nếu có người địa phương thấy cảnh này, hẵn là sẽ trố mắt hết hồn, lên tiếng khuyên can một hai câu.

Không phải vì Thái Sơn hiểm trở, đường mòn trơn trượt này nọ.

Đường dưới chân đều do người đi, chỉ không ngu đến mức tự đâm đầu xuống vực thì mười cái núi Thái Sơn cũng có thể đạp bằng.

Nhìn vóc dáng hai thầy trò kia hẵn cũng là dân chuyên nghiệp trong việc leo đèo vượt non, hẵn là nắm giữ những nguyên tắc cẩn thận an toàn, hoàn toàn không có gì để lo lắng.

Cũng không phải vì rắn rít độc trùng hay hổ báo gấu sói gì đó.

Nhìn hai thầy trò nọ lưng đeo gùi nặng, tay cầm cung lớn, dây cung thô chắc khác hẵn với loại dây cung mãnh mai của thợ săn và binh lính bình thường, bắp tay cũng to như cột nhà, rõ ràng là không phải hạng người tầm thường.

Dã thú gặp hai thầy trò này còn phải tránh chứ nào dám dây vào, động vật vẫn luôn sợ người hơn là người sợ động vật, bản năng tránh hại tìm lợi của thú hoang càng hơn xa lũ chó nhà ưa sủa điên cắn bậy.

Phải khuyên can ngăn cản là bởi phía trước có sơn trại, hơn nữa không phải sơn trại bình thường, mà là một phân đàn của Thái Bình Đạo tại Thanh Châu, nơi tọa trấn của Quản Hợi, một trong 36 vị cừ soái của Thái Bình Đạo.

Quản Hợi xuất thân nhà nghèo đói kém, năm hơn 10 tuổi gặp cảnh thiên tai rồi va vào con đường giặc cướp.

Trong người hắn mang hai dòng máu Hán và Cửu Lê, thân cao hơn 8 thước (1.

84m), tay tráng như gấu lớn, bắp chân tựa bò mộng, một thân võ dũng có thể xưng hùng trong bầy cướp Thanh Châu, trước khi gia nhập Thái Bình đạo thì Quản Hợi đã từng là lão đại của đám tặc khấu trong vùng.

Hiện giờ Quản Hợi đội lên khăn vàng, rời bỏ gò làng, leo lên núi lớn, không những không bị anh hùng thiên hạ dìm lặn mất tăm mà càng được võ lâm Trung Nguyên xưng là Hoàng Cân Ngũ Hổ, là một trong năm mãnh sĩ mạnh nhất dưới trướng Đại Hiền Lương Sư Trương Giác.

Thái Bình đạo ở Trung Nguyên có thể phân ra làm 3 đỉnh.

Ký Châu là thiên đỉnh,

Bởi vì có Đại Hiền Lương Sư Trương Giác tọa trấn, là Thái Bình Đạo chính tông,

Ký Châu động, Thiên hạ động,

Mỗi một hành vi của Thái Bình Đạo ở Ký Châu đều là khuôn mẫu báo hiệu cho cử động tiếp theo của Thái Bình đạo trong thiên hạ.

Dự Châu là nhân đỉnh,

Bởi vì ngoại trừ có sự tọa trấn của Nhân Đạo Tướng Quân Trương Lương và Ba Tài, một trong Hoàng Cân Ngũ Hổ,

Thì Dự Châu cũng là nơi có số lượng giáo chúng đông đảo nhất, so với cái gốc Ký Châu còn đông hơn nhiều,

Đồn rằng đã vượt qua trăm vạn từ lâu, đang hướng tới con số 2 triệu.

(P/s: Con số chém gió nghe thì nhiều nhưng thực ra chỉ là gió nhẹ.

Trước khởi nghĩa Hoàng Cân thì dân số Dự Châu đông nhất trong các châu, cũng là nơi dân nghèo chịu hại từ thế gia cường hào nặng nhất.

Tổng nhân khẩu triều Hán trước khởi nghĩa Hoàng Cân ước tính khoảng 50-60 triệu, KHÔNG tính người Việt, người Ba, người Thục, người Khương, người Hồ và phần lớn các dân tộc không phải Hán)

Mà Thanh Châu thì là địa đỉnh,

Thanh Châu Thái Bình đạo lấy Thái Sơn làm nơi địa lợi trú ngụ, mặt phía Tây là Duyện Châu có Địa Đạo Tướng Quân Trương Bảo tọa trấn,

Một khi cờ nghĩa nổi lên, quân binh triều đình muốn đánh vào Ký, Duyện, Dự đều không quá khó khăn bởi đều là đất bình đường bằng, nhưng muốn đánh xuyên Thái Sơn vào Thanh Châu thì không hề dễ dàng,

Bởi vì Thái Sơn Thái Bình Đạo đa phần xuất thân giặc cướp và sơn dân, đều là tay thiện nghệ trong tranh đấu đánh giết, hung hãn vô cùng, khác xa với đám dân nghèo cùng quẫn vác cuốc cầm liềm ở Duyện, Dự, Ký.

Cho nên sức mạnh tiềm ẩn của đạo Thái Bình kỳ thực nằm ở Thanh Châu, hay nói cho đúng là ở Thái Sơn mà không phải ở tổng đàn Cự Lộc ở Ký Châu hay phân đàn nhân đạo ở Dương sơn Dự Châu.

Do đó, những kẻ dã tâm có tầm nhìn, có thể nhận ra mô hình tổ chức của đạo Thái Bình không bền, sớm muộn cũng tan rã, thì đã sớm tìm cách đầu cơ trục lợi, hòng làm cơ sở để thu phục tàn dư đạo Thái Bình ở Thanh Châu.

Không rõ hai thầy trò nọ không biết những điều này hay là lựa chọn lờ đi, chỉ nghe người thầy nói với học trò mình:

“Ngươi bước đi còn vang quá.

Tiễn thuật của ta là tiễn thuật giết người, không phải tiễn thuật hù người.

Một phát phải trúng, trúng phải chết.

Ngươi đi đứng thế này thì cung chưa giương lên, hưu nai đã chạy ráo”

Thanh niên gượng cười vừa nhấc bước vừa thở dốc:

“Học trò sẽ cố gắng hơn”

Không xin xỏ lỗi phải, cũng chẵng kêu ca giải thích này nọ, một câu ngắn ngủn đơn giản mà chắc nịch sự chân thành kiên nghị, làm người thầy cực kỳ hài lòng, vuốt râu cười:

“Nghĩ một lát đi”

Thanh niên ráng đi chầm chậm thêm mấy bước, tới bên một phiên đá, chống tay đứng tay đứng thẳng điều tiết hơi thở rồi mới ngồi xuống.

Hai thầy trò tự lấy ra bình nước lớn của riêng mình, uống ừng ực như thương long nuốt sông.

Người thầy uống xong trước, không rơi một giọt, mở miệng:

“Uống nước như nạp khí, đều phải nhanh.

Trên chiến trường không ai chờ ta.

Chậm một nhịp, mất cả mạng!”

Người học trò nghe vậy đầu hơi gật, nhanh chóng uống xong phần mình, thu lại bình nước, đáng tiếc rơi ra vài giọt, lần nữa nghe thuyết giáo:

“Tiết kiệm không phải đức tính, là kỹ thuật, là trí tuệ.

Chiến trường giữ lương như giữ mạng.

Thiếu một đấu gạo, nát mười vạn quân.

Khan một giọt nước, tướng mất sạch binh”

Người học trò gật đầu:

“Kính nghe thầy dạy bảo”

Người thầy nhìn qua tán lá lưa thưa, hướng vào nền trời trong xanh, tinh mắt bắt gặp một đám mây bạc lẽ loi, mở miệng nói vu vơ sang chuyện khác:

“Ngươi thiên tư xuất chúng, ý chí kiên cường, không ra 2 năm nữa là có thể học thành tài nghệ chính của ta,

Về phần mấy thứ râu ria thì ngươi muốn học cũng được, không có thời gian thì ta có thể viết xuống, truyền cho ngươi lúc chia tay.

Vậy ngươi đã dự định sau khi xuất sư sẽ đi về đâu chưa?”

Người học trò nghe thế thì nói:

“Trong nhà học trò có bà nội và mẹ còn chưa hiếu kính.

Ta dự định kiếm một chức tiểu lại, quan nhỏ ở Đông Lai.

Thầy nếu không chê thì xin đến nhà dạy bảo thêm cho ta”

Nói là dạy bảo thêm, còn không bằng nói báo hiếu ông thầy già độc thân.

Người nói có ý, người nghe cũng hiểu tình:

“Ngươi chớ nói mò.

Ta biết ngươi sớm đà có chí bốn phương.

Người từ Tế Nam vẫn thường đến Đông Lai dò la tin tức của ngươi.

Chớ bỏ lỡ cơ hội ấy, đợi xuất sư thì đi Tế Nam đi”

Người học trò lắc đầu nói:

“Thầy chớ nói vậy!

Ta đi Tế Nam mang theo bà và mẹ hưởng phúc không có việc gì,

Nhưng ta biết thầy sẽ không đi theo.

Cha ta mất từ sớm, một thân bản lĩnh này đều là do thầy truyền dạy.

Không có thầy thì ta cả đời này cũng chỉ là tên du đảng nhà quê mà thôi, có khi hiện giờ đã lên núi làm cướp hoặc gia nhập vào đạo Thái Bình học bùa vẽ chú.

Nếu như không thể phụng dưỡng thầy, ta thà cả đời không bước vào Lạc Dương”

Người thầy bật cười, hai tai hơi động, đứng lên nhấc cung bước tiếp:

“Đi thôi!

Tránh để thằng nhóc kia ton hót với họ Hình, trách ta ngươi hù dọa thuộc hạ của hắn”

Người học trò vâng dạ rồi cũng đề khí, xách cung lên bước theo, trước khi đi còn quay đầu nhìn về một bụi rậm nơi xa, làm cho mấy cái khăn vàng phía sau ướt đẫm mồ hôi.

Lúc xế chiều, hai người đã đứng tại trước một vách núi hiểm trở, xung quanh không có một bóng người.

Từ nơi họ đứng nhìn ra xa có thể thấy được đỉnh núi cao nhất của Thái Sơn lượn lờ trong mây.

Đạo môn gọi là đỉnh Ngọc Hoàng, nho môn gọi là đỉnh Phong Thiện, là nơi các đời Hán Đế học theo Tần Thủy Hoàng ngày trước, lên núi tế trời, biểu dương quyền lực chí cao vô thượng của mình.

Người thầy chỉ về phía đỉnh núi kia nói:

“Ngươi biết vì sao gia truyền tổ huấn nhà họ Hậu ta không cho con cháu vào Trung Nguyên phục vụ Hoa đế sao?

Đỉnh núi kia ngày trước không gọi là Ngọc Hoàng, cũng không gọi Phong Thiện.

Nó gọi Chiến Thần đỉnh.

Núi này khi trước cũng không phải Thái Sơn hay Đại Sơn, mà gọi là Phụ Sơn, gọi núi cha.

Công cha như núi Thái Sơn.

Hahaha!

Gần đây ta nghe bầy trẻ hát câu này mà còn ngỡ rằng tiếng nói đồng hương vọng về từ ngàn năm trước.

Mấy ngàn năm trước, đồng hạ du Hoàng Hà từng là một vùng đất vô cùng trù phú, không chỉ sản sinh ra một loại kê mạch no chắc, không kém hơn giống mạch Tây Vực người Hán trồng hiện giờ.

Những thảo nguyên xanh um ở Duyện Ký cũng từng là chốn phúc địa của những bầy thú ăn cỏ to lớn, những đàn trâu cao to hơn hổ tụ tập hàng ngàn con mỗi đàn, những đàn ngựa hoang dũng mãnh không thua gì ngựa đại mạc, rong ruỗi khắp mọi miền.

Nơi đây có hàng trăm bộ tộc sinh sống hòa hợp với tự nhiên theo hình thức liên minh, hỗ trợ lẫn nhau, các tộc thường xuyên tụ họp để tổ chức lễ hội nhảy múa văn hóa hoặc săn bắn thể thao.

Kết quả của những kỳ lễ hội này không đơn thuần chỉ là vui chơi giải trí, mà càng quan trọng là tạo sự đoàn kết lẫn nhau, từ đó cộng đồng bầu chọn ra một vị minh chủ có đủ tài năng dũng lược để bảo vệ liên minh khỏi những mối nguy bên ngoài.

Ví dụ như những bọn dã man tham ác đến từ vùng Trung Du Hoàng Hà, tức là núi rừng Tịnh Châu, Quan Trung hiện nay.

Chân núi Hoa Sơn, Quan Trung có một bộ lạc hùng mạnh, dùng các chiêu trò như thông hôn lừa gạt và vũ lực để thôn tính hết thảy các bộ lạc xung quanh.

Dần già mở rộng đến không thể mở rộng, phương Tây đụng vào Khương Để, đánh không lại, bởi vì Quan Trung bốn phía tắc tịt, núi non ngăn trở, không có ngựa tốt.

Thế là bọn hắn liền dòm ngó về phương đông, nảy sinh ý định chiếm đoạt đồng bằng hạ du Hoàng Hà.

Quên nói cho ngươi, Hoàng Hà khi ấy không gọi Hoàng Hà, gọi là Cộng Hà, tương truyền do thủy thần Cộng Công phá núi mở ra.

Hoàng Hà là đặt theo danh hiệu Hoàng Đế của kẻ cầm đầu bộ tộc Hoa Hạ phía dưới Hoa Sơn kia.

Công Tôn Hiên Viên!

Thế rồi chiến tranh nổ ra.

Liên minh ban đầu có minh chủ Xi Vưu dũng lược xuất chúng, liên tiếp đánh thắng quân xâm lược Hoa Hạ.

Tổ tiên của ta, Hậu Nghệ từng trong một trận chiến bắn chết 9 đứa con trai của Công Tôn Hiên Viên, khiến cho hắn suýt nửa tuyệt hậu.

Thế nhưng Công Tôn Hiên Viên vô cùng khôn khéo, dùng bình không được hắn lại giở trò cũ.

Bắt đầu bắt tay giảng hòa, nói năng ngọt xớt, mua chuộc chia rẽ.

Các tộc trong liên minh xưa nay sống hòa thuận vui vẻ, có thiên nhiên trù phú đủ đầy, đâu cần phải tranh qua đấu lại,

Mưu sâu kế hiểm thua xa Công Tôn Hiên Viên và lũ người đến từ Quan Tịnh chật chội hoang vu.

Liên minh tan rã.

Minh chủ Xi Vưu bày đại trận ở Trác Lộc, muốn đồng quy vu tận với Công Tôn Hiên Viên,

Ba tên đại tướng của Hoa Hạ là Hậu Khanh, Tướng Thần và Doanh Câu đã vùi thây trong trận này.

Đáng tiếc, khi đó họ Công Tôn đã gã con gái cho Thần Nông thị, tại thời khắc then chốt, hắn được thủ lĩnh liên minh bộ lạc Kinh Sở là Viêm Đế xuất quân đến cứu giúp, thoát qua nạn ấy.

Sau khi minh chủ Xi Vưu chiến tử, bộ tộc Cửu Lê và những đồng minh còn xót lại bị đuổi đánh đến phương đông.

Phụ sơn chính là phòng tuyến cuối cùng của chúng ta.

Rất nhiều anh hùng tộc ta đã tử trận nơi đây.

Tổ tiên Hậu Nghệ của ta đã chôn thân dưới nơi bàn chân ta đang được nâng đỡ.

Còn ở hướng kia, tương truyền Hình Thiên đã ném đầu mình xuống vực từ Chiến Thần đỉnh.

Đương nhiên, cũng có không ít dũng tướng của Công Tôn Hiên Viên lìa đời chốn này, tiêu biểu nhất là tên phản phúc Bàng Mông, đại đệ tử của tổ tiên ta.

Hắn vì ham mê sắc đẹp của Hạn Bạt, con gái Công Tôn Hiên Viên, mà phản môn.

May mắn cho hắn, chết trên chiến trường, không được nhìn thấy bộ mặt thật của Công Tôn Hiên Viên như Viêm Đế.

Không chỉ người Cửu Lê bị đuổi đánh đến đây, trở thành Đông Di trong miệng người Hoa Hạ,

Mà cả người Kinh Sở cũng nhanh chóng nối gót, Viêm Đế bị Công Tôn Hiên Viên lừa giết trong một lần hội minh tiệc tùng,

Thần Nông thị bỏ chạy đến phương nam, may có dân Bách Việt thu dưỡng nếu không cũng chẵng khác gì Cửu Lê chúng ta hiện giờ.

Không tổ vô tiên!

Đợi ta và họ Hình về trời, có lẽ trên đời này đã không còn có ai nhớ đến lịch sử chân thật của Cửu Lê.

Chỉ sẽ nhớ đến những lời thêu dệt mà người Hoa Hạ dựng nên qua các đời Hạ Thương Chu Tần Hán.

Chỉ sẽ coi Cửu Lê là hung tàn, bạo ngược, là kẻ thù phá hoại hòa bình của anh minh thần võ Công Tôn Hoàng Đế.

Chỉ sẽ cho rằng Cửu Lê đã sớm suy vong mất gốc, thậm chí bị Hoa Hạ đồng hóa.

NHẬN GIẶC LÀM CHA!!!!!!!!!!!!”

Người thầy đầu hói tóc bạc căm tức hét vang nơi vách núi, âm thanh ấy đạp từng cơn gió buốt đầu đông, như muốn bay lên tận mây xanh, gõ vang trời đất cổ kim, gọi về bóng hình chiến thần thượng cổ.

.